Trầm hương trong Y học
Đối với Y học, gồm cả Đông y và Tây y, Trầm hương được xem là một nguồn dược liệu quý.
Trong Đông y, trầm hương được ghi nhận là một dược liệu có vị cay, đắng, hơi ngọt, có các tác dụng sau:
- Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. Ở một vài vùng, nhất là vùng Phú Yên - Khánh Hoà, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ.
- Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi màivới nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ.
- Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm Hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan , Sa nhơn, Can khương trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau.
- Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện.
- Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống.
Trong Tây Y Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau,trấn tĩnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu (bí tiểu tiện)…
Tiến sĩ Hsueh-Kung Lin tại Đại học Oklahoma, Mỹ khẳng định rằng tinh dầu Trầm hương có thể trở thành một liệu pháp chữa trị đối với những người phải bị bệnh ung thư bàng quang.
Nghiên cứu mới về tác dụng dược liệu của Trầm hương Việt Nam
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y học tự nhiên, trường Đại học Toyama, Nhật bản, Trầm hương lấy mẫu từ Việt Nam có tác dụng dược liệu rất đáng quý đối với hệ thần kinh.
“ Một hợp chất sesquiterpene mới từ trầm hương Việt Nam và tác động cảm ứng của nó trên biểu hiện yếu tố dinh dưỡng thần kinh não mRNA có nguồn gốc từ trong ống nghiệm
Trầm hương, một trong những sản phẩm có giá trị trong rừng nhiệt đới, là loại gỗ có mùi thơm thanh tao được đánh giá cao và được sử dụng trong các nghi thức truyền thống cũng như dùng làm thuốc an thần trong y học cổ truyền ở Châu Á.
Chúng tôi đã tách được 70% EtOH chiết xuất từ trầm hương của Việt Nam, cho thấy hiệu ứng cảm ứng đáng kể với Yếu tố dinh dưỡng thần kinh nguồn gốc não (BDNF *) mRNA biểu hiện trong tế bào thần kinh của chuột được nuôi cấy.
Các hợp chất sesquiterpenoid mới, (4R, 5R, 7R) -1 (10) -spirovetiven-11-ol-2-one, được phân lập từ cây trầm hương tác động mạnh đến việc biểu hiện Yếu tố dinh dưỡng thần kinh nguồn gốc não (BDNF) – đoạn exon III–V mRNA. “
* Yếu tố dinh dưỡng thần kinh nguồn gốc não, còn được gọi là BDNF, là thành phần trong nhóm dinh dưỡng thần kinh thuộc các yếu tố tăng trưởng, liên quan đến các yếu tố tăng trưởng thần kinh kinh điển.
BDNF tác động lên những tế bào thần kinh nhất định của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, giúp hỗ trợ sự sống còn của tế bào thần kinh hiện có, khuyến khích sự phát triển và biệt hóa của các tế bào thần kinh mới và các khớp thần kinh.
Trong não, BDNF hoạt động trong vùng, vỏ não, và đáy não trước - khu vực quan trọng để học tập, trí nhớ và tư duy bậc cao. Nó cũng được thể hiện ở võng mạc, tế bào thần kinh vận động, thận, nước bọt, và tuyến tiền liệt.
BDNF rất quan trọng đối với trí nhớ dài hạn và là một trong những thành phần hoạt động nhiều nhất của nhóm Yếu tố dinh dưỡng thần kinh, những hóa chất giúp kích thích và điều khiển tế bào thần kinh.
( Source :New sesquiterpene from Vietnamese agarwood and its induction effect on brain-derived neurotrophic factor mRNA expression in vitro
Bioorganic & Medicinal Chemistry, Volume 14, Issue 10, 15 May 2006, Pages 3571-3574
Jun-ya Ueda, Lisa Imamura, Yasuhiro Tezuka, Quan L. Tran, Masaaki Tsuda, Shigetoshi Kadota
Institute of Natural Medicine, University of Toyama, 2630 Sugitani, Toyama 930-0194, Japan )